THIẾT KẾ

Profestional Design

THI CÔNG TRỌN GÓI

Full Construction

Sau nhiều năm xây dựng, các công trình cũ thường gặp tình trạng nền nhà hư hỏng, xuống cấp dẫn đến sụt lún, thấp hơn mặt đường. Điều này không mang đến phiền phức, khiến hoạt động sinh hoạt trở nên bất tiện mà có có nguy cơ xảy ra tai nạn rất nguy hiểm. Do đó, cải tạo nâng nền nhà ra đời và được xem là giải pháp “cứu cánh” cho tình trạng nguy cấp này. Nếu bạn cũng đang trong trường hợp như thế, Kiến Trúc Giác Quan mời bạn hãy xem qua bài viết này để biết những kinh nghiệm cải tạo nâng nền nhà nhé!

cai tao nang nen nha 2

Công trình cũ cần cải tạo nâng nền nhà

Thế nào là nâng nền nhà?

Cải tạo nâng nền nhà là một kỹ thuật vô cùng phổ biến hiện nay trong việc sửa chữa nhà cửa. Để thực hiện biện pháp này, người ta đắp thêm một vài vật liệu như cát, đá,… và từ đó, chiều cao của nền nhà được nâng lên. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các trường hợp nền nhà bị xuống cấp, không còn đạt tiêu chuẩn cũng như không đáp ứng được những nhu cầu của chủ nhà. 

Những dấu hiệu cho thấy cần cải tạo nâng nền nhà

Qua thời gian dài và quá trình sử dụng, những công trình cũ thường xuất hiện tình trạng nền nhà bị hư hỏng, xuống cấp, lún sụt thấp hơn mặt đường. Ngoài ra, nền nhà cũng sẽ nhanh lún sụt hơn nếu trong quá trình xây dựng, nền nhà không được thi công chắc chắn hoặc mắc những lỗi sai về kết cấu. 

Ngoài các trường hợp lụt sún, nếu bạn đang sống tại khu vực trũng thấp, thường xuyên ngập lục thì cũng nên chủ động cải tạo nâng nền nhà để tránh những rủi ro không đáng có. 

Các bước cải tạo nâng nền nhà

Nếu bạn đang có ý định cải tạo nâng nền nhà, hãy xem qua các bước sau để hiểu rõ quy trình nâng nền nhà.

Bước 1: Khảo sát tình trạng nền nhà

Để các bước sau được trơn tru hơn, ngay từ đầu bạn cần đo kích thước nền nhà, chiều cao từ mặt đường đến trần nhà cũng như khoảng cách từ nền cũ đến trần nhà:

Nếu khoảng cách từ mặt đường đến trần nhà cao hơn 3m, bạn có thể thực hiện cải tạo nâng nền nhà, và phải đảm bảo chiều cao nền nhà so với mặt đường đạt tối thiểu từ 10-20cm. Trong trường hợp chiều cao từ mặt đường đến trần nhà ngắn hơn 2,8m thì gia chủ không nên thực hiện nâng nền nếu không có ý định sửa lại trần nhà. Vì khi đó, sẽ không đảm bảo an toàn.

Tiếp theo, bạn cần khảo sát để biết rõ nguyên nhân nền nhà hư, lún sụt và nắm được tình trạng thực tế để đưa ra phương pháp cải tạo nâng nền nhà phù hợp.  

  • Nếu nguyên nhân là do quá trình thi công làm sai kết cấu, quy chuẩn thì quá trình nâng nền nhà sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi thêm công tác gia cố nền nhà để đảm bảo độ chắc chắn.
  • Trong trường hợp nền nhà sụt lún do các yếu tố tác động bên ngoài khác, hãy cân nhắc thật kỹ để xem việc nâng nền nhà có phù hợp với khả năng chịu tải không; ngoài nền nhà có cần nâng thêm mái nhà, trần nhà không; khung chịu lực có đảm bảo không,…

Bước 2: Xử lý nền nhà cũ

Trước khi bước vào giai đoạn nâng nền nhà, nền nhà cũ cần được xử lý bằng cách phá vỡ lớp gạch cũ và sửa chữa, thay thế các kết cấu nếu bị hư hỏng. Sau đó, tiến hành dọn sạch và làm phẳng bề mặt nền cũ.

Bước 3: Tiến hành thi công nâng nền

Đổ các lớp cát, xà bần hoặc những vật liệu nhẹ tương tự cho đến khi đạt được độ cao cần thiết. Có một mẹo nhỏ đó là nên trừ hao khoảng 8cm. 

Tạo độ ẩm và đầm thật kỹ, sau đó cán một lớp bê tông đá mi 5cm. Tạo lớp vữa để nền có độ dốc hướng về phía thoát nước, phần mỏng nhất của lớp vữa cần dày ít nhất 2cm. Cuối cùng, lát gạch và hoàn thiện nền nhà mới.

cai-tao-nang-nen-nha-dep

Quy trình cải tạo nâng nền nhà đơn giản, dễ thực hiện

Kinh nghiệm cải tạo nâng nền nhà chi phí thấp, hiệu quả

Để có được nền nhà mới ưng ý, gia chủ cần lưu ý những điều sau để kết quả được như mong muốn mà lại tiết kiệm chi phí. 

Lựa chọn vật liệu nhẹ, tốt

Ngoài việc chuẩn bị gạch để lót nền mới, vật liệu cũng rất quan trọng và cần lựa chọn những vật liệu phù hợp với thực tế nền nhà. Các loại vật liệu thường được sử dụng nâng nền nhà trước đây như cát, xỉ than không đủ bền và đảm bảo chắc chắn nên không còn thông dụng. 

Đất hoặc xốp chịu lực kém nên sau khi cải tạo, nền nhà cũng mau chóng xuống cấp. Hiện nay, lựa chọn hoàn hảo nhất khi cải tạo nâng nền nhà chính là bê tông nhẹ. Đây là một vật liệu mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng mang tính ưu việt và được ưa dùng trong ngành công nghiệp xây dựng. 

Ngoài có ưu điểm là trọng lượng rất nhẹ, không gây ảnh hưởng đến kết cấu, bê tông nhẹ còn rất cứng và bền. Nếu làm đúng và đạt kỹ thuật, bê tông nhẹ sau đạt độ cứng 1-2 mpa sau khi đông hoàn toàn. 

Nhà sau khi nâng nền cần đảm bảo cân đối

Sau khi cải tạo nâng nền nhà, gia chủ cần xem những gợi ý sau để kết quả cải tạo hài hoà và cân đối hơn: 

– Sửa cửa: Gia chủ cần đo đạc kích thước cửa chính, cửa sổ theo kết quả nền nhà sau khi cải tạo để cấu trúc nhà cân đối hơn.  

– Thay đổi nội thất: Một gợi ý cho bạn đó là nên dùng bàn ghế chân thấp để không gian hài hoà hơn. Và gia chủ nên dùng tranh ảnh, vật trang trí tường có kích thước nhỏ thay vì chọn loại kích thước lớn hơn.

– Trang trí trần nhà: Bạn nên dùng những tông màu sáng với họa tiết trang trí nhỏ dần để tạo trần nhà trông cao hơn.

cai-tao-nang-nen-nha-kien-truc-giac-quan

Kiến trúc Giác Quan với kinh nghiệm dày dặn đảm bảo mang đến kết quả tốt nhất cho khách hàng

Cải tạo nâng nền nhà là một biện pháp phổ biến khi nền nhà các công trình cũ hư hỏng, lún sụt. Và nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ Kiến trúc Giác Quan để được hỗ trợ, đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất. 

Xem thêm bài viết:

5 cách hô biên không gian nhỏ hẹp trở nên rộng rãi

 

Tìm kiếm thông tin về chúng tôi

Tìm kiếm

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Hãy chọn phương thức chia sẻ của bạn nhé!
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Print