Bài viết này là những giải pháp tiết kiệm năng lượng mà Kiến trúc Giác Quan mang đến bạn nhằm hạn chế tiêu hao năng lượng và tiết kiệm chi phí hết mức có thể.
Hiện nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu và quá trình đô thị hóa đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường sống cũng như tinh thần của con người. Trong thời gian này, các chủ đầu tư và chủ nhà đều cố gắng sử dụng những nguyên vật liệu cách nhiệt để điều hoà không khí trong nhà.
Đây là 9 giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả mà Kiến trúc Giác Quan muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Những giải pháp tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ “túi tiền” của gia chủ
Làm thế nào để chống nóng cho nhà phố hiệu quả?
Bố trí mặt bằng căn hộ hợp lý
Nhà hướng Tây đón được nguồn sáng tự nhiên chính từ phía trên hoặc phía sau. Vì vậy, khoảng giếng trời hay khoảng thông tầng giữa nhà chính là giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng phổ biến nhất.
Giếng trời và khoảng thông tầng cần phải được trang bị tấm che nắng để có thể dễ dàng đóng mở khi ánh nắng giữa trưa lên cao.
Không gian phía sau mặt tiền chính không nên dùng làm những khu vực sinh hoạt chính như phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn,… Mà thay vào đó, bạn nên tận dụng nơi này để đặt hành lang hoặc cầu thang để tạo ra một khoảng không gian cách nhiệt cho những căn phòng chính.
Không gian trong nhà cũng nên được thiết kế theo dạng mở tự do, tránh bố trí phòng vách vì sẽ khiến ánh sáng xuyên suốt toàn ngôi nhà. Có thể xây gác lửng hoặc tầng lệch để không khí trong nhà thoáng đãng hơn, và đây cũng là một giải pháp tiết kiệm năng lượng hữu hiệu.
Sử dụng vật liệu cách nhiệt
Mặt đứng của ngôi nhà thường bị mặt trời chiếu sáng nhiều hơn các tấm nhà, dẫn đến tình trạng lượng nhiệt làm nóng căn nhà phần lớn đến từ các mặt này. Vì thế để giảm thiểu năng lượng làm mát ngôi nhà, chúng được thiết kế và xây dựng đáp ứng được tiêu chí không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc chỉ nhận một phần của nguồn sáng. Đối với khí hậu nhiệt đới nước ta, nơi có thời gian chiếu sáng dài, cường độ bức xạ mặt trời lớn, việc sử dụng kết hợp thiết kế nhà và vật liệu là giải pháp thiết yếu nhằm đảm bảo cho chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế – thi công tại Kiến trúc Giác Quan
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại vật liệu cách nhiệt trên thị trường ngày nay tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá cả sản phẩm:
Sơn cách nhiệt chống nóng: với nguyên lý chứa các quả cầu thủy tinh rỗng li ti, loại sơn này ngăn chặn nhiệt độ xâm nhập từ bề mặt, đảm bảo hiệu quả cách nhiệt.
Gạch ống 200mm xây tường hai lớp: được xây dựng theo hình thức tường trong và ngoài, ở giữa có khoảng trống rộng khoảng 100mm. Cách này giúp nhiệt lượng nhận được từ môi trường ngoài chậm truyền qua tường trong, giúp nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ môi trường, sờ vào vẫn mát tay. Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả cách nhiệt, nhà thầu có thể sử dụng gạch đinh thay cho gạch ống nhưng với hình thức xây dựng tương tự.
Bông thủy tinh cách nhiệt: với vật liệu chủ yếu là sợi thủy tinh tổng hợp (làm từ đá, xỉ, đất sét,…) giúp nó có đặc tính chính là cách nhiệt, ngoài ra còn cách âm, chống cháy hiệu quả.
Gạch bông gió: ngoài mục đích giúp không khí được lưu thông hiệu quả giữa trong nhà và môi trường, gạch bông gió là giải pháp thẩm mỹ cho các không gian mở của ngôi nhà. Chúng tạo ra không chỉ tạo ra đường nét riêng nhờ họa tiết độc đáo, mà còn làm sáng không gian một cách tự nhiên.
Màu sắc quyết định sự hấp thụ nhiệt của ngôi nhà. Các màu tối, sẫm có xu hướng hấp thụ ánh sáng và nhiệt nhiều hơn các màu sáng và nhạt. Do đó lựa chọn các màu nhạt ở ngoại thất như bã trầu, vàng đất hay xanh rêu,… là lựa chọn tối ưu năng lượng làm mát ngôi nhà.
Ngoài ngoại thất, nội thất bên trong cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu nhu cầu của chủ nhà là làm mát thì nên giảm màu ấm và tăng tông màu lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu và mát mẻ cho mắt. Ngoài ra, các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ và đá hoa cương cũng được khuyến khích sử dụng.
Xem thêm:
Giải pháp chống ồn trong xây dựng nhà ở dân dụng
Cách âm cho trần nhà
Các khu nhà tập thể, chung cư, nơi có nhiều người sinh sống thường phát sinh ra tiếng ồn từ các tầng trên vọng xuống, gây ra cảm giác khó chịu, phiền hà cho dân cư. Điều đó làm xuất hiện nhu cầu cách âm trần nhà cho mọi người sống ở các khu vực nói trên. Giải pháp được ưa chuộng và phổ biến hiện nay chính là sử dụng trần thạch cao.
Trần thạch cao được cấu thành từ các tấm thạch cao, thường có cấu tạo rỗng nhằm mục đích âm thanh truyền từ trần nhà xuống dưới. Thêm nữa, do đặc tính dễ tùy biến theo yêu cầu, trần thạch cao mang đến giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Để nâng cao hiệu quả cách âm, người ta thường kết hợp trần thạch cao với các vật liệu cách âm khác như bông thủy tinh, bông khoáng.
Cách âm cho tường nhà
Được bắt gặp trong các không gian cần sự cách âm giữa bên trong và bên ngoài không gian như các studio, phòng karaoke,… sử dụng vật liệu thạch cao, gạch vữa, gỗ đặc,…với độ dày hơn 20cm được xem là biện pháp lý tưởng cho cách âm tường. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng vôi vữa dùng trong tạo hình, nhung, vật thể lên tường nhằm tạo ra bề mặt tường không bằng phẳng, hạn chế tiếng vang, triệt tiêu âm thanh vọng đến. Trong trường hợp bức tường bên cạnh với nguồn âm, ta có thể sắp xếp tủ, giá sách, vừa tích cực giảm tiếng ồn, lại vừa có ích cho sinh hoạt.
Ngoài ra, chủ đầu tư nếu muốn cách âm ngay từ đầu thì có thể lựa chọn biện pháp xây dựng tường hai lớp có khoảng không khí ở giữa. Đối với công trình không yêu cầu độ chống thấm cao, độ bền chắc, chủ đầu tư có thể xem xét loại gạch lỗ rỗng và gạch đặc mang đặc tính truyền âm tốt.
Xem thêm: Một số phương pháp xây hồ bơi phong cách mới lạ cho ngôi nhà
Cách âm cho cửa
Để cách âm hiệu quả cho ngôi nhà, hệ thống cửa ra vào, cửa sổ là yếu tố kiên quyết không được bỏ qua. Lựa chọn tiêu biểu cho vấn đề này là làm kín hoàn toàn, không cho âm thanh có cơ hội lọt qua, hay nói dễ hiểu hơn là “trát” các khe hở của cửa bằng xốp, dải cao su hoặc silicon.
Có rất nhiều nơi cung cấp sản phẩm cửa kính có sẵn chống ồn cho người tiêu dùng lựa chọn. Các sản phẩm này thường được ghép nhiều lớp kính lại với nhau, giữa các lớp kính là thanh đệm nhôm, bên trong lại chứa các hạt hút ẩm. Các hạt này làm nhiệm vụ tạo ra lớp chân không bên trong, ngăn cản sự truyền âm và truyền nhiệt. Có thể kể đến một đại diện cho cửa cách âm được dùng nhiều cho các chung cư hiện nay là cửa nhựa lõi thép UPVC, hiệu quả giảm lên đến 33dB trên thực tế.
Cách âm cho sàn
Các nhà ở chung cư, các khu tập thể liền kề nhau, đồng thời lại xây dựng bộ khung liền và khớp nhau. Do đó, tiếng động từ các hộ gia đình khác dù không cố ý, vẫn có thể truyền đến nhà của bạn và ngược lại. Để hấp thụ bớt âm thanh phiền nhiễu này, các tấm thảm lót dày và tiêu âm tốt được khuyến khích sử dụng.
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng nhà ở dân dụng
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng là một trong những yếu tố tiêu tốn năng lượng nhất trong nhu cầu sử dụng năng lượng ở các hộ gia đình. Vì vậy, muốn giảm thiểu chi phí cho phần chiếu sáng nhân tạo, cách tốt nhất là tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Để làm được điều này, việc bố trí cửa, kết hợp với giếng trời, tường kính,… là cần được coi trọng. Các loại cửa cao, hẹp sẽ mang lại hiệu quả chiếu sáng hơn so với cửa thấp, rộng với cùng một diện tích. Lựa chọn cửa truyền thống (trong kính, ngoài chớp) vẫn là được ưa chuộng hàng đầu từ xưa đến nay. Nhưng dù thế nào đi nữa, việc bố trí cửa cũng phải mang đến công năng sử dụng và đáp ứng được một số tiêu chí như: cửa phải đóng/mở dễ dàng và đảm bảo yêu cầu chống mưa, chống nắng.
Hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió tự nhiên mang lại nhiều lợi ích: tạo bầu không khí mát mẻ cho không gian, không khí được lưu thông với môi trường mang lại lợi ích cho sức khỏe cũng như tinh thần, từ đó giảm việc sử dụng năng lượng cho hoạt động của điều hòa, quạt.
Hệ thống thông gió tự nhiên tốt tạo ra môi trường vi khí hậu tốt, bầu không khí trong lành hơn và làm giảm nhiệt độ trong không gian, từ đó giảm tần suất sử dụng các thiết bị điện để làm mát như quạt, điều hòa. Thông gió xuyên phòng (thổi từ phía trước ra phía sau) được khuyến khích áp dụng vì mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta. Thông gió vuông góc (thổi vào từ một hướng và đi ra từ hướng vuông góc) cho hiệu quả thấp hơn. Kém nhất là thông gió có luồng vào và luồng ra ở cùng một phía.