Các công trình của KTS Wright tốn nhiều tiền tu sửa do người thiết kế quan tâm nhiều tới sự độc đáo hơn là công năng và độ bền vững.
Chân dung Frank Lloyd Wright
Gần đây, KTS John Eifer là người tiến hành cải tạo 23 công trình của Wright – đã gây xôn xao khi chia sẻ: “Phải là người có một tâm hồn dũng cảm mới dám mua những ngôi nhà của Wright”.
7 điểm yếu trong thiết kế của KTS người Mỹ, Frank Lloyd Wright:
1/ Mái công trình nổi tiếng có nguy cơ bị sập:
Công trình Nhà trên thác ở Pennsylvania (Mỹ) gắn liền với tên tuổi của Wright. Được xây dựng trên một thác nước, ngôi nhà là khối kiến trúc hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Tuy nhiên, lượng thép ban đầu không đủ để đỡ kết cấu mái bê tông. Năm 2001, biệt thự đã được gia cố lại để tránh mái bị sụp đổ.
2/ Nhiều ngôi nhà bị dột:
Được xây dựng cách đây 90 năm, tòa nhà Hollyhock (California, Mỹ) đã trải qua nhiều đợt tu bổ với tổng số tiền lên tới 20 triệu USD, đợt gần nhất tốn 4,5 triệu USD. Tuy nhiên, người quản lý hiện tại của tòa nhà khẳng định, số tiền đó là xứng đáng vì đây là công trình có một không hai.
3/ Nền móng quá yếu:
Wright luôn cố tìm ra giải pháp khác biệt giúp ngôi nhà vững chãi mà không phải chi phí nhiều cho việc đổ móng bê tông. Và đôi lúc, sự tiết kiệm đó gây hại cho ngôi nhà.
4/ Thiếu sự quan tâm tới độ bền của công trình:
KTS Gunny Harboe đã tiến hành bảo trì 6 ngôi nhà do Wright thiết kế, trong đó có khu Taliesin West (Azirona, Mỹ). “Ông ấy không quan tâm nhiều tới sự bền vững của công trình trải qua thời gian dài. Ông ấy chỉ hứng thú với các ý tưởng của mình, biến chúng thành thực tế theo cách đẹp đẽ nhất”, Harboe chia sẻ.
5/ Các ngôi nhà lãng phí nhiều năng lượng:
Vào thời của Wright, mọi người không có nhiều đòi hỏi và chi phí cho năng lượng khá rẻ. Bởi vậy, các kiến trúc sư thường không tính toán nhiều tới việc sử dụng năng lượng, thông gió hiệu quả. Nhưng hiện tại, để đảm bảo không gian bên trong các ngôi nhà được ấm vào mùa đông, người chủ sẽ phải chi trả nhiều tiền.
6/ Hệ thống thoát nước chưa hiệu quả:
Đền Unity (Illinois, Mỹ) nằm trong số những tác phẩm kinh điển của Wrights. Tuy nhiên, đường ống chưa đủ lớn nên không đủ chứa lượng nước chảy qua. Hệ thống thoát nước ở ngôi nhà Hollyhock (California, Mỹ) cũng cần thay thế.
7/ Đề cao tính thẩm mỹ trên hết:
Không phải lúc nào Wright cũng tuân theo nguyên tắc “Hình thức phục vụ công năng”. Sáng tạo ra những công trình mang tính nghệ thuật cao đã đẩy lùi ranh giới của tính thực tế, tiện ích. Tuy nhiên, những người từng biết các công trình của Wright đều đồng ý, ông không nên bị chỉ trích vì đã kiên định với ý tưởng của mình.
“Ông ấy nghĩ ra những vật liệu mới, cách mới để kết hợp chúng và các ngôi nhà thật sự gây ấn tượng với tôi”, KTS John Eifler chia sẻ. Trong khi đó, KTS Gunny Harboe nói: “Đó là các ý tưởng tuyệt vời mang tính tương lai. Đầu óc thiên tài của ông ấy đã bù đắp cho những sai sót thiết kế“.
Sinh ra với sứ mệnh: “Lay động giác quan – Nâng tầm sống Việt”
Kiến trúc Giác Quan – ArcSens luôn sát cánh cùng bạn trên hành trình xây dựng nên ngôi nhà mơ ước. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình thiết kế, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm kiến trúc và dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của bạn.