Hợp đồng xây dựng là yếu tố chủ chốt, giữ vai trò như kim chỉ nan điều phối toàn bộ quá trình thi công. Không chỉ đơn thuần là sự ràng buộc pháp lý, hợp đồng xây dựng còn là công cụ quản lý hiệu quả, giúp đảm bảo sự phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Một bản hợp đồng với rõ ràng các điều khoản không chỉ giúp gia chủ kiểm soát tốt tiến độ, chi phí, chất lượng mà còn là cở sở để xử lý mọi tình huống phát sinh.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng, ArcSens xin chia sẻ với Quý khách hàng 5 yếu tố cốt lõi cần đặc biệt quan tâm trong hợp đồng xây dựng. Những yếu tố này là điểm mấu chốt giúp bảo vệ quyền lợi của Quý vị, đồng thời đảm bảo công trình được triển khai một cách hiệu quả nhất.
1 . Phạm vi công việc và Quy mô dự án
Yếu tố tiên quyết khi ký hợp đồng xây dựng chính là làm rõ phạm vi công việc. Một bản hợp đồng xây dựng càng chi tiết, càng minh bạch thì khả năng phát sinh rủi ro trong quá trình thi công càng được giảm thiểu.
- Phân định cụ thể từng hạng mục công việc: Hợp đồng cần ghi rõ nhà thầu sẽ đảm nhận những phần việc nào: phần thô, hoàn thiện nội thất, lắp đặt trang thiết kế, thi công cảnh quan sân vườn, hay là hợp đồng thi công trọn gói từ A đến Z.
- Danh mục thi công đầy đủ và chi tiết: Hợp đồng cần được đính kèm đầy đủ các tài liệu liên quan như bản vẽ thiết kế, dự toán chi tiết từng hạng mục và danh sách vật liệu sử dụng.
- Quy định rõ trách nhiệm cung ứng vật tư và nhân lực: Nhà thầu hay chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc cung ứng vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc và nhân công? Chủ đầu tư có tham gia hỗ trợ điều gì không? Tất cả cần được làm rõ trong hợp đồng xây dựng để quá trình thi công được bảo đảm thông suốt, hạn chế tranh cãi về trách nhiệm giữa các bên.
- Điều kiện thi công cụ thể: Các yêu cầu về mặt bằng thi công, cấp điện nước, lưu thông vật tư trong khu vực thi công cần được nêu rõ để tránh ách tắc trong quá trình triển khai. Việc này sẽ giúp quá trình thi công không gặp bị gián đoạn.
2 . Tiến độ thi công và các mốc thời gian quan trọng
Tiến độ thi công được ví như “huyết mạch” của bất kỳ dự án xây dựng nào. Hợp đồng xây dựng cần thể hiện rõ tiến độ, lịch trình cụ thể, chi tiết. Điều này không chỉ giúp chủ đầu tư kiểm soát quá trình thi công mà còn bảo đảm dự án hoàn thành đúng như kỳ vọng, đúng thời hạn.
- Thời gian khởi công và hoàn thành: Hợp đồng cần xác định rõ ràng ngày bắt đầu thi công và ngày hoàn thiện bàn giao công trình. Việc này giúp chủ đầu tư dễ dàng xây dựng kế hoạch tài chính và sắp xếp thời gian hợp lý để giám sát.
- Các mốc nghiệm thu theo giai đoạn: Tiến độ tổng thể được phân chia nhỏ thành các giai đoạn cụ thể, kèm theo mốc thời gian rõ ràng. Như vậy, chủ đầu tư có thể dễ dàng kiểm tra và nghiệm thu chất lượng trước khi nhà thầu đi vào giai đoạn tiếp theo.
- Chế tài đối với việc chậm tiến độ: Một hợp đồng xây dựng chặt chẽ cần quy định rõ mức xử phạt nếu nhà thầu không hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết. Chế tài này là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy đơn vị thầu thi công đúng thời gian.
3 . Giá trị hợp đồng và điều khoản thanh toán
Giá trị hợp đồng và điều khoản thanh toán cần dược quy định rõ ràng và minh bạch trong hợp đồng xây dựng. Việc này giúp chủ đầu tư chủ động trong việc quản lý tài chính và kiểm soát tiến độ dự án.
- Xác định rõ giá trị hợp đồng: Ngay từ đầu, cần làm rõ hợp đồng là theo hình thức trọn gói hay tính theo đơn giá cho từng hạng mục thi công. Điều này giúp chủ đầu tư hiểu chính xác phạm vi công việc và tổng mức chi phí, tránh những hiểu lầm hoặc phát sinh không mong muốn.
- Xác định cụ thể các đợt thanh toán: Hợp đồng cần chia rõ thành các đợt thanh toán tương ứng với tiến độ dự án, ví dụ tạm ứng ban đầu, thanh toán theo giai đoạn thi công và quyết toán khi bàn giao công trình. Việc này giúp chủ đầu tư dễ dàng kiểm soát dòng tiền và bảo đảm nhà thầu thực hiện đúng tiến độ đã cam kết ban đầu.
- Đính kèm phụ lục dự toán chi tiết: Hợp đồng cần kèm theo phụ lục thể hiện đầy đủ chi tiết về đơn giá vật liệu, chi phí nhân công, và các khoản chi phí phát sinh hợp lệ (nếu có). Đây là cơ sở để hai bên cùng theo dõi, đối chiếu, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh chi phí bất ngờ.
- Phương thức thanh toán: Cần ghi rõ phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng, có thể là chuyển khoản, tiền mặt hoặc hình thức khác do 2 bên thỏa thuận. Việc này không chỉ đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
4 . Chất lượng vật tư và tiêu chuẩn thi công
Chất lượng vật tư và tiêu chuẩn thi công là yếu tố then chốt quyết định tuổi thọ, độ bền cũng như tính an toàn và giá trị sử dụng lâu dài của công trình. Việc minh bạch chất lượng trong hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc khi cần bảo hành hoặc xử lý các vấn đề phát sinh.
- Quy định chi tiết về chủng loại vật tư: Tên thương hiệu, mã sản phẩm, xuất xứ và cấp độ chất lượng (loại 1,2,3) cần được ghi rõ trong hợp đồng hoặc phụ lục.
- Tiêu chuẩn thi công: Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), hoặc các quy chuẩn riêng nếu Chủ đầu tư yêu cầu. Việc tuân thủ tiêu chuẩn rõ ràng giúp đảm bảo chất lượng kết cấu, kỹ thuật, và an toàn công trình theo đúng quy định.

5 . Điều khoản bảo hành và giải quyết tranh chấp
Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ ghi rõ điều khoản bảo hành và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng. Đây không chỉ là cam kết về chất lượng công trình sau khi bàn giao mà còn là cơ sở pháp lý giúp các bên xử lý mọi phát sinh trong quá trình sử dụng về sau.
- Thời gian bảo hành: Tùy loại công trình, thời gian bảo hành cần được quy định cụ thể theo tính chất và yêu cầu của từng hạng mục, ví dụ như kết cấu, chống thấm, bảo trì….
- Phạm vi bảo hành: Hợp đồng xây dựng cần làm rõ phạm vi bảo hành bao gồm các trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế đối với các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công, sử dụng vật liệu không đạt chuẩn hoặc không đúng cam kết ban đầu. Ngược lại, cũng cần xác định rõ các trường hợp ngoài phạm vi bảo hành, ví dụ như ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan hoặc do sử dụng sai mục đích.
- Quy trình giải quyết tranh chấp: Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, hợp đồng xây dựng cần quy định rõ trình tự và phương thức xử lý khi xảy ra tranh chấp. Có thể thương lượng hòa giải để giải quyết nhanh chống. Nếu không đạt được thỏa thuận, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa án có thẩm quyền, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật.
Một bản hợp đồng xây dựng không chỉ đơn thuần là tờ giấy có giá trị pháp lý, mà còn là “kim chỉ nan” giúp bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư. Việc rà soát cẩn thận từng điều khoản trong hợp đồng sẽ giúp Chủ đầu tư chủ động hơn.
Hãy nhớ rằng, xây dựng một tổ ấm là chuyện lớn trong đời, và hợp đồng xây dựng là “tấm khiên” giúp bạn an tâm hơn trên hành trình hiện thực hóa ước mơ.
Nếu có bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với ArcSens để được tư vấn chi tiết nhé! Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực THIẾT KẾ và THI CÔNG XÂY DỰNG TRỌN GÓI tại Phú Mỹ, ArcSens luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Kiến trúc Giác quan – ArcSens Jsc
- Hotline: (02546)272060
- Website: https://kientrucgiacquan.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/kientrucgiacquan
- Địa chỉ: Đường Trần Đăng Ninh, khu phố Phú Thạnh, phường Mỹ Xuân, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.