Công việc của các kiến trúc sư đòi hỏi sự sáng tạo tìm tòi những cái mới lạ để thay đổi theo thị hiếu của khách hàng. Do vậy đôi khi họ phải làm quá nhiều việc gần như cùng một lúc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường làm việc căng thẳng của kiến trúc sư sẽ làm xuất hiện nhiều bệnh lý dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần đáng lo ngại trong nghề.
1. Sai lầm trong thiết kế
Nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của kiến trúc sư được trình bày chi tiết và phổ biến trong bài luận nghiên cứu: làm việc/ cuộc sống/ cân đối công việc được công bố trên các trang mạng lớn như Archdaily và website AMA. Theo nghiên cứu: “trong một năm, khoảng 1 triệu người ở Úc mắc bệnh trầm cảm, và hơn 2 triệu người đang rơi vào trạng thái lo lắng căng thẳng”.
Thực trạng chung của những nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng nhiều ngôi nhà ở Úc đa số đều thiếu ánh nắng mặt trời và không khí tự nhiên, điều đó gây nên một số bệnh như thiếu vitamin D, trầm cảm và xương khớp. Tình trạng đó trầm trọng hơn vào những tháng cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân.
2. Thay đổi thiết kế khi có bàn tay kiến trúc sư
Tác giả bài viết cũng chính là một kiến trúc sư, ngôi nhà của ông cũng trong tình trạng thiếu ánh nắng gây ra nhiều bệnh lý cho bản thân và chính gia đình ông. Để đánh dấu sự trở lại của chính mình ông đã cải tạo, thiết kế không gian ngôi nhà tốt cho sức khỏe của gia đình ông bằng chính kĩ năng của bản thân để tối đa hóa sức khỏe tinh thần. Ngôi nhà mà ông đang sinh sống gồm 2 tầng, gia đình ông sống ở tầng 2 còn tầng 1 là văn phòng kiến trúc sư. Ngôi nhà kết hợp nhiều yếu tố hiện đại: mái kính gần 1/2 diện tích mái, hệ thống mái trượt kết hợp năng lượng mặt trời để sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Tuy tầng 2 có sân thượng, nhưng nó rất tối tăm nên tác giả muốn có nhiều ánh sáng hơn, nên quyết định tạo ra sự tương phản hoàn chỉnh so với không gian ban công ban đầu, hay đơn giản là sẽ tạo ra một ngôi nhà phân đôi. Sân thượng ban đầu vẫn còn nguyên vẹn với tất cả sự quyến rũ của nó, nhưng sẽ được thiết kế thêm phần mở rộng mới là một nhà kính sáng sủa và tinh xảo. Sân hiên có trần nhà cao và cửa sổ nhỏ.
Bức tường phía sau của căn nhà ở sân thượng đã được gỡ bỏ và một phần đã được mở rộng thêm kính giống như một nhà kính. Các tấm cửa kính trượt mở ra khu vườn, trong khi mái nhà, dốc lên để đáp ứng trên cùng của ngôi nhà hai tầng, được làm bằng nhựa polycarbonate mờ, được gọi là Thermoclick.
Dưới tầng 1 có một căn phòng nhỏ giống như một chiếc hộp ở khu vực trung tâm của ngôi nhà được tận dụng làm phòng tắm, bếp và khu vực tiện ích cho các nhân viên ở văn phòng kiến trúc sư ở tầng dưới. Thêm nữa một bức tường thủy tinh lớn được mở ra ở khu vực đó để có thể nhìn ra ngoài và đón ánh nắng mặt trời. Không gian được thay mới với những chậu cây, những chiếc lá chồi xung quanh nhà để tạo thẩm mỹ và giúp mọi người thư giãn có thể tưới cây và ngắm nhìn cây cối. Để phục hồi lại tinh thần cho mọi người thân trong gia đình, do vậy kiến trúc sư đã thiết kế không gian trong nhà làm sao để có thể tốt nhất cho tình trạng sức khỏe hiện nay.
Tác giả không dành quá nhiều diện tích cho cầu thang, nhưng nó được tích hợp để có thể vừa là lối dẫn đến nền tảng trên tầng 2 vừa được tích hợp để có thể đựng được đồ dùng trong nhà như sách vở, giày dép, đồ đạc…
3. Những thay đổi của không gian sau khi thiết kế
Ngôi nhà được kết hợp những màu sắc ý nghĩa như màu vàng nổi bật của đồ dùng nội thất và sàn nhà bê tông, đây được xem là màu sắc ấm áp và tươi sáng nhất, nó gắn liền với hạnh phúc và ánh nắng mặt trời-phù hợp với nhu cầu thiết yếu của ngôi nhà đang thiếu. Màu trắng của tường nhà được đan cài hàm chứa tính đơn giản, sạch sẽ và tinh khiết. Các giá đỡ được gắn lên tường để chứa đồ đạc giúp chúng ngăn nắp mà lại không tốn diện tích của ngôi nhà.
Vào mùa hè, cửa sổ trần nhà giúp thông gió tự nhiên và những chiếc rèm có thể được kéo qua giúp cung cấp bóng râm cho ngôi nhà. Còn vào mùa đông, khoảng cách không khí cách điện trong mái nhà bằng polycarbonate và hệ thống sưởi ấm bằng nước nóng làm việc để tạo nhiệt trong nhà kính.
Không gian căn nhà có nhiều vitamin, được mang nhiều ánh sáng mặt trời vào trong nhà tốt cho sức khỏe-đặc biết cần thiết cho tình trạng những người dân sinh sống thiếu ánh nắng. Tuy nhiên nó lại là một ngôi nhà rất bền vững, bởi lẽ nó không tốn nhiều chi phí sử dụng điện như những ngôi nhà khác. Mặt khác, đây là ngôi nhà thử nghiệm mà tác giả đang sống, nó phá vỡ nhiều quy tắc về nhà ở, tạo nên văn phòng kiến trúc cũng như nhà ở khác lạ và mới mẻ.
Theo ArchDaily – Dịch: Đinh Phương (ArcSens)
Sinh ra với sứ mệnh: “Lay động giác quan – Nâng tầm sống Việt”
Kiến trúc Giác Quan – ArcSens luôn sát cánh cùng bạn trên hành trình xây dựng nên ngôi nhà mơ ước. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình thiết kế, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm kiến trúc và dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của bạn.