Cháy nổ là vấn đề phổ biến trong một vài năm gần đây tại nhiều nhà phố. Hậu quả để lại là vô cùng to lớn khi chúng ta thiệt hại cả về con người và của cải. Nguyên nhân thường thấy của những vụ việc này chính là thiếu lối thoát hiểm khiến người gặp nạn kẹt cứng, đội cứu hộ khó tiếp cận vị trí. Chính vì lý do đó, ArcSens sẽ gửi đến bạn một số lối thoát hiểm cần trang bị trong mỗi ngôi nhà mà bạn nên biết.
Vấn đề thoát nạn ở nhà phố
Đa số những ngôi nhà phố đều có đặc điểm chung như hẹp, sâu bởi diện tích nhỏ. Điều này cũng dẫn đến việc mặt thoáng ít, không gia các nhà liền kề nhau. Lý do này khiến nhiều người khi thiết kế nhà phố thường chỉ quan tâm đến diện tích sử dụng, số lượng các phòng mà quên đi những phương án thoát hiểm cơ bản.
Không chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân diện tích nhà ở mà nhiều người lo ngại vẫn đề trộm cắp nên nhà thường xây kín với nhiều lớp cửa khóa. Mặt tiền cũng không có sự thông thoáng mà bị che chắn bởi gạch loa, lướt sắt, cửa,… Thật đáng buồn khi đây lại cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngạt khói ở nhiều người khi gặp hỏa hạn.
Vấn đề thoát hiểm trong nhà phố nên được nhìn nhận một cách khách quan, chân thực hơn để mỗi người dân, gia đình đều có ý thức tự bảo vệ mình. Dưới góc nhìn của kiến trúc, xây dựng, bạn cũng có thể đưa các gaiir pháp thiết kế lối thoát hiểm vào nhà để giảm thiểu tối đa khả năng diễn ra tình huống xấu.
Những lối thoát hiểm dành cho nhà phố
Nhà phố có cấu trúc thiết kế khá đặc biệt, chính vì vậy khi tìm ra các phương án xây dựng lối thoát hiểm, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của kiến trúc sư, đơn vị xây dựng. Dưới đây là một số dạng lối thoát hiểm phổ biến mà bạn có thể đưa vào không gian sống của mình.
Lối thoát hiểm: Ban công
Phần lớn những căn nhà phố hiện nay đều có thiết kế thêm phần ban công, vừa tăng diện tích sử dụng vừa tạo nét thẩm mỹ riêng. Không những vậy, trong một số trường hợp, ban công còn giúp che nắng, che mưa và là chỗ giúp bạn thoát thân trong nhiều trường hợp.
Khi cháy nhà, ban công trở thành lối thoát hiểm ưu tiên hàng đầu khi tìm chỗ thoát thân bởi đây là khu vực thông thoáng nhất khi nhà ngập tràn khói. Một số gia đình sử dụng loại ban công quây lưới thì nên có ô cửa mở bằng bản về, có khóa để đảm bảo an toàn khi cần thiết.
Lối thoát hiểm: Sân thượng
Sân thượng được nhiều gia đình tận dụng là không gian thư giãn, trồng cây xanh. Khi gặp nạn thì bạn có thể tận dụng ban công lớn để làm lối thoát hiểm. Dựa trên khu vực xây dựng của mỗi ngôi nhà mà người bị nạn có thể thoát hiểm sang nhà hàng xóm hoặc tiếp cận đội cứu hộ với khoảng cách gần nhất.
Lối thoát hiểm: Cửa phụ
Bên cạnh cửa chính, gia đình cần trang bị thêm các hệ thống cửa phụ ở phía sau hoặc bên hông nhà. Tình huống khẩn cấp xảy ra thì bạn có thể sử dụng lối thoát hiểm này. Các hệ thống chốt khóa cần được hoạt động tốt, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn.
Lối thoát hiểm: Cầu thang dẫn lên tầng mái
Nhiều nhà phố hiện nay thiết kế phần sàn mái bằng phẳng để đặt bể nước và có bố trí thêm thang kỹ thuật để thuận tiện cho việc sửa chữa, vệ sinh. Trong một số tình huống nhất định thì đây cũng là nơi thoát nạn quan trọng.
Để bất kỳ thành viên nào trong nhà cũng có thể sử dụng thang trong hoàn cảnh như vậy, bạn không nên sử dụng các loại thang kỹ thuật thông thường là bằng thép ván cắm tường hay thang chữ A bằng nhôm. Những mẫu thang có tay vịn sẽ giúp cho việc thoát nạn diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Lời kết
Thoát hiểm trong nhà phố chưa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết. Bạn cần tìm được cho ngôi nhà của mình những thiết kế phù hợp để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn và thuận tiện. Hi vọng với những chia sẻ từ ArcSens, bạn sẽ có cho mình những ý tưởng về lối toát hiểm.
Liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư ArcSens qua hotline (+84) 02546.272.060 – 0989.535.918 để nhận được sự tư vấn từ chúng tôi.