Phong cách tân cổ điển đã từng làm mưa làm gió một thời trong giới kiến trúc. Những tưởng thời gian qua đi, vẻ đẹp này sẽ dần trở nên lỗi thời trước sự phát triển như vũ bão của vật liệu mới, các phong cách thiết kế hiện đại, tư tưởng nghệ thuật kiến trúc tiên tiến. Thế nhưng sự yêu thích của khách hàng đối với những căn biệt thự tân cổ điển đã cho thấy độ “hot” của loại hình kiến trúc này vẫn còn nguyên giá trị. ArcSens sẽ đưa bạn đến với vẻ đẹp sang trọng của biệt thự tân cổ điển ngay trong bài viết sau.
Biệt thự tân cổ điển được hình thành như thế nào?
Trước khi đi sâu tìm hiểu về sự hình thành của những căn biệt thự tân cổ điển, bạn cần hiểu khái niệm tân cổ điển là gì. Hàng nghìn năm đã trôi qua như khi lật dở những trang sử cũ của thế giới, chúng ta không thể không ngưỡng mộ nền kiến trúc cổ đại phát triển đầy rực rỡ trong thế kỷ thứ V trước Công nguyên tại Hy Lạp và thế kỷ thứ III trước Công nguyên tại Rome. Phong cách tân cổ điển đã ra đời từ những chiếc nôi kiến trúc đó. Tân cổ điển mang vẻ đẹp sang trọng nhưng không quá nhiều chi tiết như phong cổ điển đã khiến cho nhiều người trong giới quý tộc châu Âu phải thích thú trái ngược hoàn toàn với trường phái Rococo – một phong cách có phần rườm rà, nhiều chi tiết.
Sự phóng khoáng, mạnh mẽ với những hình khối đơn giản đã được áp dụng vào việc thiết kế những công trình kiến trúc thời bấy giờ, đặc biệt là biệt thự tân cổ điển. Những căn nhà này khiến người chiêm ngưỡng cảm nhận được sự rộng lớn, khỏe khoắn của kiến trúc Hy Lạp, xen lẫn vào đó là vẻ đẹp hiện đại khó tìm trong chi tiết hình khối đơn giản.
Biệt thự tân cổ điển qua lăng kính kiến trúc tại Việt Nam
100 năm bị đô hộ bởi Pháp đã đem đến cho đất nước chúng ta nhiều sự mới mẻ trong văn hóa, xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua những công trình kiến trúc còn sót lại thời bấy giờ. Nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX không chỉ có sự lãng mạn vốn có mà còn vô cùng lung linh bởi các tác phẩm biệt thự tân cổ điển. Nét kiến trúc ấn tượng này đã du nhập vào nước ta và phát triển đến ngày nay. Khí hậu nhiệt đới ẩm cùng những tác động thời tiết, văn hóa đã buộc phong cách tân cổ điển tại Việt Nam phát triển thành những hướng khác như kiến trúc Đông Dương, kiến trúc thuộc địa Pháp,… Dạo quanh phố phường Hà Nội, không khó để bắt gặp phong cách tân cổ điển qua những công trình còn sót lại thời kỳ Pháp thuộc.
Nhà hát lớn
Nổi tiếng nhất khi chinh phục người chiêm ngưỡng về kiến trúc thì không thể thiếu nhà hát lớn. Được xây dựng từ năm 1901 đến năm 1911 bởi hai kiến trúc tài hoa của Pháp là V. Harlay và Broyer theo bản gốc là nhà hát Opera Paris. Từ bên ngoài, bạn đã có thể cảm nhận rõ sự xinh đẹp của kiến trúc tân cổ điển với những cột trụ lớn nhưng khi bước chân vào trong, tường đá cẩm thạch hay đèn chùm đồng lớn mới là thứ thực sự khiến bạn choáng ngợp.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole
Địa danh tiếp theo mang nhiều đặc trưng từ phong cách của những căn biệt thự tân cổ điển chính là khách sạn Metropole. Hai nhà đầu tư người Pháp là Andre Ducamp và Gustave Emile đã hoàn thành công trình này vào năm 1901 nhằm mục đích thương mại. Khách sạn này vẫn tồn tại cho đến ngày nay nhờ sự gìn giữ, trùng tu của con người và được đánh giá là khách sạn 5 sao đầu tiên có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội. Nếu có cơ hội ghé thăm, bạn nên một lần sử dụng dịch vụ tại đây để được tận hưởng không khí hoài niệm trong không gian tân cổ điển ấn tượng này.
Những chi tiết chỉ có thể tìm thấy trong những căn biệt thự tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển hay bất kỳ phong cách kiến trúc nào đều có nét riêng biệt vốn có, chính điều này đã giúp cho kho tàng các công trình kiến trúc trở nên đồ sộ, tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật rất riêng cho từng tác phẩm.. Bạn có thắc mắc rằng ở biệt thự tân cổ điển, những chi tiết nào là “có một không hai” hay không? Arcsens sẽ bật mí cho bạn câu trả lời ngay sau đây.
Sắc trắng tạo nên sự tinh tế cho không gian biệt thự
Trắng là gam màu chủ đạo được nhiều người ưa thích phong cách tân cổ điển lựa chọn khi xây dựng biệt thự cho riêng mình. Màu trắng khi kết hợp cùng những gam màu nóng như đỏ, vàng tạo cảm giác quyền lực, thu hút khó tả. Bên cạnh đó, màu trắng vốn là đại diện cho sự tinh tế, sang trọng, giúp họa tiết trong mọi không gian trở nên nổi bật hơn cũng như dễ dàng chọn lựa đồ nội thất để phối hợp.
Hệ thống cột và mái vòm đồ sộ
Kế thừa những nét đẹp vốn có của phong cách cổ điển, biệt thự tân cổ điển tiếp tục sử dụng hệ thống cột và mái vòm trong không gian. Các loại cột được sử dụng phổ biến nhất là cột Doric và Lonic. Lý do hai mẫu cột này xuất hiện nhiều tại các biệt thự tân cổ điển chính là vì sự đơn giản trong chi tiết nhưng dáng vẻ hoành tráng vẫn được giữ nguyên nhờ kích thước.
Bước vào những căn biệt thự tân cổ điển, bạn sẽ thấy sự xuất hiện với tần suất nhiều của chi tiết mái vòm. Từ cổng ra vào, cửa lớn đến ban công, mái vòm được tận dụng đa dạng với nhiều kích cỡ, các hoa văn họa tiết để phù hợp với từng khu vực. Mái vòm không chỉ tạo cảm giác mềm mại, cân bằng với vẻ uy nghi của hệ thống cột mà chi tiết này cho thấy sự tinh tế của chủ nhà hay kiến trúc sư trong việc phối hợp và áp dụng nét đẹp tân cổ điển trong thiết kế.
Vẻ đẹp của sự đối xứng
Nếu các công trình hiện đại cho thấy sự phóng khoáng, phá cách khi sắp xếp không gian thì biệt thự tân cổ điển sẽ cho bạn cảm nhận một lần nữa cảm giác hài hòa của thiết kế đối xứng. Điều khó nhất khi lên bản thiết kế của những căn biệt thự tân cổ điển chính là đảm bảo độ cân bằng. Khuôn khổ tỷ lệ này có phần cứng nhắc nhưng với những người yêu thích sự hoàn hảo thì lại là một điểm cộng. Cũng chính vì lý do này mà nếu bạn có ý định sở hữu một căn biệt thự theo lối kiến trúc tân cổ điển, việc lựa chọn những đơn vị thiết kế thi công dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn là vô cùng quan trọng.
Những chất liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế không gian và nội thất của biệt thự tân cổ điển
Với công trình mang theo tinh thần của giới thượng lưu, chất liệu được sử dụng trong thiết kế không gian và nội thất cũng cần toát lên nét sang trọng, quý phái.
Đá tự nhiên
Sàn, tường, bàn hay bậc thềm, ứng dụng của đá tự nhiên trong không gian biệt thự tân cổ điển là rất lớn. Đường vân của mẫu đá này khiến mang vẻ đẹp nghệ thuật khó tìm bởi chúng được tạo nên nhờ mẹ thiên nhiên. Màu sắc cũng như họa tiết khác nhau của đá tự nhiên giúp cho mỗi công trình biệt thự có những vẻ đẹp riêng khác lạ.
Pha lê
Pha lê cùng gam trắng chủ đạo trong biệt thự là bộ đôi hoàn hảo tạo nên sự lung linh. Những chiếc đèn chùm với kích thước lớn hay đèn trang trí, đèn bàn đều có thể sử dụng pha lê như một điểm nhấn độc đáo. Bạn sẽ có cảm giác như lạc vào một lâu đài nào đó khi bước chân vào không gian biệt thự được trang hoàng bởi vô số pha lê.
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên vốn đã có giá trị rất cao trên thị trường bởi sự hiếm có của nó trước sự khai thác của con người. Dù đã có những vật liệu thay thế nhưng gỗ tự nhiên vẫn được nhiều người săn đón để trang trí cho biệt thự tân cổ điển bởi vẻ đẹp của loại gỗ này. Màu sắc, vân gỗ giúp những món đồ như tủ quần áo, bàn ghế, giường sang trọng hơn. Ngoài ra, độ bền bỉ của gỗ tự nhiên rất cao, giúp con người thoải mái khi sử dụng.
Lời kết
Biệt thự tân cổ điển được sinh ra và trở nên đẹp đẽ hơn bởi những giá trị vượt thời gian mà nó đem lại. Một nét đẹp khó có thể tìm thấy trong những công trình hiện đại ngày nay. Hy vọng với những chia sẻ của ArcSens, bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về biệt thự tân cổ điển. Đây có phải là mẫu nhà bạn ưa thích? Chia sẻ và đón chờ những bài viết tiếp theo đến Kiến trúc giác quan để cập nhật nhiều hơn những xu hướng kiến trúc trong nước và quốc tế.
Liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư ArcSens qua hotline (+84) 02546.272.060 – 0989.535.918 để nhận được sự giúp đỡ và tư vấn từ chúng tôi.