Tôi đã tổng hợp một vài ý tưởng đáng để chú ý khi tìm kiếm một bầu trời hoàn hảo. Ghi chú rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung. Có một số bối cảnh khác nhau trong việc diễn họa kiến trúc mà những thủ thuật này không áp dụng được. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít & khá hiếm, và tôi làm theo những chỉ dẫn này trong gần như tất cả những bức hình của tôi đã tạo ra.
1. Tránh những tông màu có độ bão hòa màu quá cao
Màu quá chói (oversaturation) là một vấn đề thường gặp. Nhiều bức hình bầu trời mà tôi tìm được trên mạng bị vấn đề này vì màu bầu trời đã bị nhấn mạnh hoặc khuếch đại để trở nên sống động và bắt mắt hơn, gây sự chú ý của người xem. Tuy nhiên, saturation quá cao sẽ làm bầu trời lấn át màu sắc của công trình và nền đất, phá hỏng sự phân cấp của bức diễn họa. Để khắc phục điều này, tôi vào “Image>Adjustments>Hue Saturation” và kéo thanh “Saturation” sang trái để loại bỏ bớt giá trị màu.
2. Tránh những màu khó chịu và không thật
Màu không tự nhiên cũng đem lại những vấn đề tương tự như oversaturation. Bầu trời có màu không tự nhiên có thể ném cả bức hình về điểm ban đầu, khó mà tạo được một sự kết hợp thành công. Không chỉ vậy, điều đó còn tạo ra một cảm giác “đã bị Photoshop” thay vì nhìn hài hòa với công trình kiến trúc và mặt đất. Vì có quá nhiều sắc độ của trường hợp này, tôi chỉ việc tìm một hình bầu trời khác thay vì cố thay đổi hoặc sửa lại màu không tự nhiên đó. Tuy nhiên, nếu tôi thấy thích dạng mây hoặc bề mặt của bức ảnh, đôi khi tôi sẽ khử màu (desaturate) và dùng màu của một bầu trời khác đè lên trên.
3. Giảm thiểu mây
Có thể bạn rất thích mây, quá nhiều mây sẽ làm hỏng tấm hình.Chúng sẽ thu hút hết sự chú ý khỏi công trình kiến trúc. Tuy nhiên, tôi có xu hướng khách những bầu trời nhiều mây, nhưng tôi sẽ làm loãng bớt bằng cách khử màu (desaturate) và làm mờ các chi tiết để texture nhìn mềm mại hơn. Một cách dễ dàng để làm mờ các chi tiết là tìm một bầu trời không có mây, chỉ có màu sắc, và đặt đó làm bầu trời nền. Sau đó lấy bầu trời nhiều mây, đưa layer của nó lên trên và giảm opacity xuống sao cho những đám mây mỏng bớt đi nhiều lần.
4. Xem xét hướng nắng mặt trời
Đây là một trong những tình huống khi bạn nhìn vào một bức hình, và có cái gì đó sai sai, nhưng vẫn không rõ là sai ở đâu. Tuy nhiên, một khi nguồn sáng được sửa lại chính xác, bức hình nhìn sẽ đẹp hơn thấy rõ. Điều này cũng đúng cho các yếu tố Photoshop khác như bóng bản thân và bóng cây. Những nguồn sáng của tất cả thành tố trong khung cảnh càng kết hợp tốt, toàn bộ bức ảnh sẽ nhìn càng thống nhất trong một tổng thể thay vì là một đống lộn xộn của những thành phần đã chỉnh sửa đơn lẻ.
5. Hãy tìm những góc nhìn phù hợp
Điều này có quan trọng hay không tùy thuộc vào khung nhìn. Tuy nhiên, những khung hình cho thấy độ sâu lớn sẽ cho ra cảm nhận tốt hơn nhiều với một bầu trời có góc nhìn phù hợp. Trong ví dụ ở trên, những đám mây gần như không có chút thay đổi về tỉ lệ xa gần nào, có nghĩa là những đám mây không hề thu nhỏ lại khi ở gần đường chân trời hơn, điều này làm cho nền trở nên “phẳng” hơn.
6. Đừng ngại sự đơn giản
Bạn không cần lúc nào cũng phải cho thấy mây. Đôi khi, sự chuyển sắc (gradient) hoàn hảo lại là tất cả những gì cần thiết để tạo nên cái hồn của bức ảnh. Việc này tạo ra một khung cảnh yên bình hơn và giúp tôn lên công trình kiến trúc và mặt đất.
Thành quả cuối cùng:
Bầu trời cuối cùng mà tôi chọn cho bức hình này là một bầu trời nhiều mây với đôi chỗ nền xanh. Việc này cho phép tôi nhấn mạnh ánh nắng chiều từ trái qua và cho toàn bộ bức ảnh một sự chuyển sắc độ ngoạn mục từ sáng-tới-tối. Tôi đã kết hợp 2 ảnh nền bầu trời sử dụng quy trình được mô tả trong mẹo số 3 ở trên. Tôi tìm được một bầu trời không mây với màu sắc tuyệt vời và sau đó kết với với một bầu trời nhiều mây. Bằng cách điều chỉnh độ trong (opacity) của bầu trời mây, tôi đã có thể tạo được một sự cân bằng tốt giữa màu sắc và độ mềm.
Sau khi đã có được bầu trời ưng ý, tôi nhấn nhá tone màu ấm và tone màu mát bằng cách sử dụng những lớp phủ màu và tăng thêm bóng đổ ở chân bức hình. Tất cả những bước này giúp đưa ánh mắt của người xem từ bên trái của bức hình và từ từ chuyển nó qua bên phải qua phía cây cầu & đoàn tàu hỏa, mô phỏng theo con đường mà những người đi bộ đã đi qua. Bằng cách này, tôi đang sử dụng ánh sáng từ bầu trời để giúp tôi kể câu chuyện của công trình trên.
Theo Alex Hogrefe – Architizer.
THÔNG TIN BỔ ÍCH:
- 7 yếu điểm trong các công trình của kiến trúc sư lừng danh người Mỹ – Frank Lloyd Wright
- 12 lời khuyên quý giá về triết lý thiết kế từ kiến trúc sư Frank Lloyd Wright
- Louis Kahn – Người đi tìm cội nguồn của nghệ thuật kiến trúc.
Sinh ra với sứ mệnh: “Lay động giác quan – Nâng tầm sống Việt”Kiến trúc Giác Quan –ArcSens luôn sát cánh cùng bạn trên hành trình xây dựng nên ngôi nhà mơ ước. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình thiết kế, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm kiến trúc và dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của bạn.
Kiến trúc Giác Quan – ArcSens