4 Nguyên nhân Lún nhà bạn cần biết khi xây dựng công trình khi xây nhà được đánh giá không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn phải bảo đảm an toàn cho các thành viên trong nhà khi sinh sống ở đó.
Tuy nhiên, một số ngôi nhà mới xây có hiện tượng rạn nứt nhẹ. Nặng hơn thì nứt dài sâu, lún nặng và sau một thời gian có thể dẫn đến sập, đổ nhà. Vậy nguyên nhân lún nhà là do đâu?
1. Lún do sai kết cấu
Do các yếu tố như: lựa chọn loại móng không phù hợp với loại đất, tính sai lực lún. Trường hợp nhà bị lún lệch sang một bên, về phía ban công bên hông hầu hết là do ban công tác động, vậy nên lực tác động tại cột có ban công thường lớn hơn lực tác dụng ở các cột bên trong nhà. Nếu như người thiết kế bỏ qua điều này thì sẽ tính lực của cột, diện tích móng không đúng. Dẫn đến phản lực, đất nền không hợp lý và cuối cùng nhà sẽ bị lún và nghiêng hẳn về một phía.
2. Lún nhà do thi công- xây chen.
Thi công không đúng kỹ thuật không chỉ là nguyên nhân gây lún mà còn giảm tuổi thọ của căn nhà. Vậy nên khi thi công cần có biện pháp chống đỡ hữu hiệu hay thi công từng móng; thực hiện theo dạng cuốn chiếu. Khi xây dựng đồng bộ thì không can hệ, nhưng nếu xây chen thì tình trạng lún nhà sẽ dễ xảy ra nếu không có giải pháp đúng đắn.
3. Lún do cấu tạo sai
Rất nhiều công trình thường làm theo cách đóng xong cừ tràm thì phủ trên đầu cừ một lớp cát dày khoảng 10 đến 20cm. Đó là một việc làm hoàn toàn sai vì cát có thể dịch chuyển, hoặc nếu công trình bên cạnh đào móng, lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sạt lở. Ngoài ra, việc phủ đầu cừ làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền móng bị giảm đi. Khi ảnh hưởng của lực xung động lớp cát này có thể bị chảy, làm tăng độ lún cho công trình. Vậy nên, để độ cứng của móng cao cần đặt cừ tràm vào lớp bê tông lót để lực đứng, lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm để móng và cừ tràm tạo thành khối chịu lực.
Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng lún nhà là do dùng bê tông lót đá 4-6. Thường người ta sử dụng lớp bê tông đá 4-6 để lót vào trước khi đặt thép và đổ bê tông móng với đá 1-2. Nhiều đội thi công thường làm lớp này một cách sơ sài, chỉ xếp đá rồi dùng vữa xi măng để tô lên phía trên, đầm sơ qua. Như vậy thì lớp lót không thể là lớp bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng.
>> Xem thêm: Tin tức kiến trúc
Vậy nên, khi xây dựng chủ đầu tư nên dùng bê tông lót đá 1-2 trộn và đổ tại chỗ. Không nên tận dụng bê tông hay gạch vỡ làm móng vì chất lượng gạch còn kém hơn đá 4-6.
4. Cuối cùng, nhà bị nứt có phải do lún?
Tình trạng rạn nứt của ngôi nhà có rất nhiều tác nhân gây ra. Không hẳn do lún mà bị nứt, thậm chí có những ngôi nhà bị lún mà không nứt. Thông thường sẽ có 3 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt: Vật lý, cơ học và thi công.
+ Mặt cơ học: nguyên nhân là do lún hoặc tính toán kết cấu thiếu, bị võng hệ đà. Tuy nhiên, nguyên nhân này ít khi xảy ra.
+ Mặt vật lý: phần lớn dẫn đến nứt là do nguyên nhân vật lý, do nhiệt. Ví dụ như với những ngôi nhà ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt, tác động của nhiệt độ cao sẽ làm cho độ co giãn của tường và các hệ cửa gỗ khác nhau gây nên tình trạng nứt.
+ Mặt thi công: do tay nghề, kinh nghiệm làm việc của đội thi công. Hoặc chất lượng vật liệu như: gạch không tốt, tường và sàn đúc xây mác quá cao, tỷ lệ trộn bê tông không đúng…
Vì thế, để tránh hiện tượng lún nhà, lời khuyên của ArcSens cho các chủ đầu tư đang có dự định xây nhà là lưu tâm 4 Nguyên nhân Lún nhà bạn cần biết khi xây dựng:
– Lựa chọn đội thi công có tay nghề, biết đọc bản vẽ.
– QUAN TRỌNG nhất là tìm cho mình một công ty thiết kế UY TÍN, họ sẽ cung cấp cho bạn một hồ sơ chất lượng với những tính toán kết cấu chi tiết và tư vấn cho bạn loại móng phù hợp với loại đất nơi mà bạn đang có ý định xây dựng.
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với một công ty thiết kế UY TÍN để giúp bạn lựa chọn những giải pháp tối ưu, tránh tình trạng sụt lún cho ngôi nhà của bạn nào.
Thiết kế chuyên nghiệp cùng đội ngũ kiến trúc sư trẻ tài năng, đảm bảo mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc sinh thái khác biệt, tiết kiệm chi phí vận hành đồng thời thỏa mãn mọi giác quan của người sử dụng. Thi công chuyên nghiệp, an toàn với tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 -2015, bảo hành toàn diện kết cấu, thấm dột góp phần tạo nên công trình đạt giá trị cao với mức đầu tư phù hợp.
Sưu tầm: Hồng Hạnh (ArcSens)