THIẾT KẾ

Profestional Design

THI CÔNG TRỌN GÓI

Full Construction

Dù bạn là kiến trúc sư hay sinh viên kiến trúc, hãy đọc và nghiệm 12 lời khuyên từ kiến trúc sư lừng danh thế giới Frank Lloyd Wright. Biết đâu 12 lời khuyên này lại là xúc tác quan trọng để đưa bạn trở thành một kiến trúc sư vĩ đại thì sao nhỉ.

12 LỜI KHUYÊN QUÝ GIÁ VỀ TRIẾT LÝ THIẾT KẾ TỪ KIẾN TRÚC SƯ FRANK LLOYD WRIGHT

TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG – FRANK LLOYD WRIGHT

 

Frank Lloyd Wright (1867- 1959) là một trong số những kiến trúc sư tài giỏi, giàu trí tưởng  tượng nhất của nước Mỹ. Ông làm việc trong ngành này được 70 năm, ông đã thiết kế hơn 1.000 tòa nhà trong đó có hơn 500 thiết kế đã được xây dựng, được coi là những tác phẩm kinh điển trong ngành kiến trúc với các yếu tố xúc cảm, sự lãng mạn, không gian, môi trường xung quanh… và đặc biệt là sự sáng tạo. Wright cho rằng việc thiết kế kiến trúc phải dựa trên sự hài hòa giữa con người và môi trường xung quanh, một triết lý mà ông gọi là ” kiến trúc hữu cơ”. Triết lý này được minh họa bởi thiết kế Nhà trên thác (1935), được coi là: ” công trình vĩ đại nhất mọi thời đại của kiến trúc Mỹ”. Wright là người dẫn đầu trào lưu kiến trúc Prairie và phát triển khái niệm nhà Usonian, tầm nhìn độc nhất vô nhị của ông về quy hoạch đô thị ở Mỹ. Tài năng của ông được giới kiến trúc toàn thế giới ngưỡng mộ và có  sức ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Năm 1991, Wright được Viện kiến trúc sư Mỹ công nhận là kiến trúc sư vĩ đại nhất mọi thời đại của nước Mỹ”

12 LỜI KHUYÊN QUÝ GIÁ VỀ TRIẾT LÝ THIẾT KẾ TỪ KIẾN TRÚC SƯ FRANK LLOYD WRIGHT
Công trình Nhà trên thác nổi tiếng của Frank

Frank Lloyd Wright có tổng cộng 7 người con trong đó mấy người cùng đi theo ngành kiến trúc của cha. John là con trai thứ hai của ông, là người rất kính phục cha và những thành tựu ông đạt được. John đã viết  một cuốn hồi ký mang tên “Cha tôi” để tưởng nhớ đến người xa suất sắc của mình. Dưới đây là lời khuyên của Wright dành cho con trai John của mình. Nó cũng là nguyên nhân thúc đẩy John bắt đầu công việc kiến trúc sư của mình:

“Ai có thể bỏ ra công sức phấn đấu sáng tạo thì người đó có thể giành được thành công rất lớn. Nếu một người không chịu vận động đầu óc của mình, không có tinh thần sáng tạo, thì cuộc đời anh ta chỉ có thể đi sau gót người khác mà thôi. Nếu con lựa chọn đi theo con đường kiến trúc  sư này, con càng phải có tinh thần sáng tạo, có dũng khí để làm một  kiến trúc sư. Một người đến chỗ con, nói với con về ý tưởng của họ, còn con thì phải nói cho họ những gì con cần. 

Nếu con coi căn nhà là điều cần phải ưu tiên suy nghĩ, vậy thì con phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Con phải luôn hiểu rõ, căn nhà cần phải thể hiện được yêu cầu của chủ nhân. Muốn như vậy, người kiến trúc sư phải ý thức rõ được các yêu cầu này.

Là một kiến trúc sư, con phải trung thành với  lý tưởng của mình. Nếu tác phẩm của người kiến trúc sư không thể hiện được lý tưởng của anh ta, vậy thì, cho dù anh ta có ham thích công việc đến thế nào thì vẫn phải dũng cảm không chấp nhận công việc không thể hiện được tài năng của mình. Mỗi một công trình kiến trúc đều phải đại diện cho một ý niệm, đều là thể hiện thực tế của một nguyên tắc. John, hãy suy nghĩ cho kỹ những lời của cha nói. Để trở thành một kiến trúc sư xuất sắc không phải một việc dễ dàng, con trai ạ. ”

Những lời khuyên quý giá ông dành cho con trai John cũng là sự nhắn nhủ đến các kiến trúc sư nói chung. Luôn phấn đấu, trung thành với với lý tưởng và sáng tạo.

Ông cũng có những lời khuyên vô cùng quý giá khác cho các kiến trúc sư trẻ:

  1. Hãy quên đi mọi thứ kiến trúc trên trái đất này, nếu anh chưa hiểu được rằng nó chỉ có thể tốt đẹp ở tại xứ sở của nó và ở vào đúng cái thời của nó.
  2. Hãy đừng để cho bất kì ai trong các bạn bước vào nghề kiến trúc chỉ vì muốn kiếm sống, nếu bạn chưa biết yêu kiến trúc như một lẽ sống, nếu bạn chưa sẵn sàng x thân vì nó; hãy chuẩn bị để trung thành với nó như một người mẹ, một người bạn, như với chính bản thân mình.
  3. Hãy coi chừng mọi thứ trong các nhà trường dạy kiến trúc, trừ việc học các phần về kỹ thuật.
  4. Hãy đến với các cơ sở sản xuất, nơi bạn có thể tận mắt nhìn thấy sự hoạt động của máy móc và cơ giới đang làm ra những công trình hiện đại hoặc hãy làm việc trong thực tế xây dựng cho đến khi nào bạn có thể chuyển tiếp một cách tự nhiên từ thi công sang thiết kế.
  5. Ngay lập tức, hãy bắt đầu tạo cho mình thói quen suy gẫm câu ” tại sao ” trước tất cả những điều làm bạn thích hay không thích.
  6. Đừng xem những chuyện đẹp xấu là chuyện đương nhiên tự nó có sẵn, mà hãy mổ xẻ mỗi ngôi nhà theo từng phần, cặn kẽ tới tận chân tơ kẽ tóc. Hãy học cách phân biệt giữa cái đẹp với cái hiếu kì.
  7. Hãy rèn luyện thói quen phân tích. Với thời gian, năng lực này sẽ tạo điều kiện phát triển thành một thứ năng lực tổng hợp vốn là một tập quán của trí tuệ.
  8. Thầy tôi thường nói ” Hãy tư duy bằng những phạm trù đơn giản ” . Nên nhớ rằng mọi sự trọn vẹn đều quy về những bộ phận và những chi tiết đơn giản nhất, dựa trên nền của những nguyên lý cơ bản ban đầu. Hãy đi từ cái tổng thể tới cái cá biệt và đừng bao giờ làm ngược lại. Nếu không thì chính bạn sẽ bị nhầm lẫn.
  9. Hãy vứt bỏ cái tư tưởng Mỹ về sự quay vòng nhanh như một thứ nọc độc. Bước vào nghề kiến trúc một cách gượng gạo thì chẳng khác nào đem đánh đổi cái quyền trời phú làm kiến trúc sư lấy bát canh đậu ván. Hãy biết x thân, nếu bạn còn có kì vọng trở thành kiến trúc sư.
  10. Chớ vội kết thúc việc học hành. Chí ít cũng phải mất 10 năm chuẩn bị đối với những ai có mong muốn đạt trên mức kỹ năng phán xét trung bình và vượt lên trong hoạt động kiến trúc thực tế.
  11. Sau đó hãy đi càng xa càng tốt khỏi nơi mình ở để xây dựng những ngôi nhà đầu tiên. Người thầy thuốc có thể mang chôn xuống đất những sai lầm của mình, nhưng kiến trúc sư chỉ có thể khuyên thân chủ cho trồng các dàn dây leo phủ lên mặt nhà của mình mà thôi.
  12. Hãy coi việc xây một cái chuồng gà cũng quan trọng như việc xây một toà thánh. Trong lĩnh vực nghệ thuật, độ lớn của một bản thiết kế không có mấy ý nghĩa, nếu bỏ qua khía cạnh tiền nong. Sức diễn cảm mới là điều thực sự cần tính đến. Nó có thể lớn trong một cái nhỏ, hoặc có thể nhỏ trong một cái rất lớn.

(Trích F.L.Wright – The future of Architecture)

Và trong tình hình chung về ngành xây dựng hiện nay thì những kinh nghiệm và lời khuyên quý giá của ông là chìa khóa vàng cho hướng đi bền vững.

Người truyền cảm hứng


Sinh ra với sứ mệnh: “Lay động giác quan – Nâng tầm sống Việt”

Kiến trúc Giác Quan – ArcSens luôn sát cánh cùng bạn trên hành trình xây dựng nên ngôi nhà mơ ước. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình thiết kế, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm kiến trúc và dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của bạn.

Kiến trúc Giác Quan

Tìm kiếm thông tin về chúng tôi

Tìm kiếm

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Hãy chọn phương thức chia sẻ của bạn nhé!
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Print